Khi mới bắt đầu làm content, nhiều newbie sẽ rơi vào mơ hồ, không biết bắt đầu từ đâu? bắt đầu như thế nào? Vậy nên, bài viết này, A2Z Marketing sẽ chia sẻ 5 bước làm content đơn giản nhưng hiệu quả để các bạn dễ dàng bắt nhịp nhé!
> Cấu trúc viết content đơn giản nhưng thu hút (P1)
1. Nghiên cứu thị trường
Đầu tiên, hãy tìm kiếm các đối thủ cùng ngách với bạn. Xem những nội dung họ làm; các nền tảng mà họ đang phát triển; công chúng mục tiêu mà họ nhắm đến; hình ảnh mà họ xây dựng (hình ảnh; văn phong; thái độ;..);..
Từ đây, bạn sẽ có cái nhìn tổng thể về thị trường cũng như định hướng những chủ đề có thể triển khai.
2. Xác định công chúng mục tiêu & hình tượng xây dựng
Tiếp theo, hãy xác định khách hàng. Target Customer của bạn là ai? Họ có đặc điểm như thế nào? Các kênh mà họ thường tiếp nhận thông tin? Hành vi ra quyết định của họ ra sao? Nhu cầu và “nỗi đau” của họ?
Khi thấu hiểu khách hàng, hiểu họ cần gì và sợ gì, thì từ giá trị lõi của doanh nghiệp, bạn có thể xác định được hình tượng thương hiệu phù hợp. Bạn muốn thương hiệu đóng vai một chuyên gia hay người bạn tâm giao đối với khách hàng của mình? Từ đó thống nhất về giọng văn, ngôi kể, kiến thức chia sẻ,.. trong các nội dung.
3. Xác định các kênh triển khai làm content
Khi xác định khách hàng mục tiêu, bạn đã có checklist các kênh mà họ thường tiếp nhận thông tin. Dựa vào đây, hãy xác định các kênh định hướng triển khai. Facebook? Tiktok? Instagram hay Youtube? Xây dựng đa kênh hay chỉ tập trung vào một số kênh chính?
Không phải doanh nghiệp nào cũng đủ nguồn lực để sản xuất nội dung đa kênh. Vậy nên, dựa trên nguồn lực doanh nghiệp hiện tại, cần đưa ra định hướng xây kênh phù hợp. Đâu là kênh chính để tập trung? Đâu là kênh bổ trợ? Hay chỉ dồn lực tập trung vào kênh tiềm năng nhất?
Là một người làm nội dung, bạn cần nắm được các điểm:
- Định dạng content đặc thù của kênh & định dạng content hoạt động tốt nhất trên kênh. Ví dụ:
- Kênh Tik Tok: Content đặc thù với định dạng video.
- Kênh Instagram: Content đặc thù định dạng video và hình ảnh. Nếu muốn kéo organic traffic mới thì có thể tập trung làm content cho Reel. Nếu mục tiêu tập trung nuôi dưỡng nhóm Follower sẵn, thì tập trung vào chất lượng nội dung là được.
- Kênh Facebook: Content có nhiều định dạng. Trong đó, các post dạng chuỗi hình ảnh hoặc video ngắn lại là các loại hình nội dung được ưa chuộng hơn cả. Tùy vào sản phẩm, có thể tập trung vào các định dạng này.
- Kênh Youtube: Content đặc thù với định dạng video. Video dọc ngắn cho Short và video ngang không giới hạn thời lượng cho Youtube truyền thống.
- Hành vi của người dùng trên các kênh. Ví dụ:
- Website & Youtube là 2 kênh khách hàng có hành vi tìm kiếm chủ động. Tức là họ đã có sự quan tâm về sản phẩm, dịch vụ. Họ tìm kiếm thêm thông tin trên Google & Youtube. Vậy nên, nội dung trên 2 kênh này cần cụ thể, chi tiết & giải quyết được vấn đề của khách hàng.
- Tiktok; Facebook & Instagram là các kênh user lướt không chủ đích, với nhu cầu giải trí & cập nhật thông tin là chủ yếu. Key ở các kênh này là: gây ấn tượng; tạo cảm xúc & nhu cầu. Vậy nên, content cần chú trọng vào “phần nhìn”; cách thể hiện nội dung & thông điệp truyền đạt. Chỉ cần đạt được 3 yếu tố này, bạn đã nắm trong tay 50% kết quả.
4. Xây dựng Content Pillar & Content Angle
Nếu như Content Pillar trả lời cho câu hỏi What? thì Content Angle sẽ trả lời cho câu hỏi How?
Cùng một ngành hàng, bạn có thể sử dụng chung một khung Content Pillar tương tự. Ví dụ: giới thiệu sản phẩm/ thương hiệu; chia sẻ feedback khách hàng; xoay quanh đặc tính, công dụng;.. Còn Content Angle là góc nhìn & cách truyền tải các tuyến nội dung trong khung Content Pillar. Vậy nên, Content Angle của mỗi thương hiệu sẽ khác nhau. Điều này nhằm tạo nên sự độc nhất, khác biệt của doanh nghiệp trên thị trường.
Khi đã xây dựng được Content Pillar & Content Angle, bạn có thể bước sang giai đoạn sản xuất.
> Content Mapping và 6 bước thực hiện hiệu quả
5. Bắt đầu sản xuất Content:
Dựa vào Content Angle và những thông tin từ nghiên cứu thị trường, bạn có thể bắt đầu sản xuất nội dung. Tuy nhiên, hãy ghi nhớ, phải trả lời các câu hỏi sau trước khi làm content:
- Where? – Content đăng ở đâu? Kênh nào? (Facebook hay Instagram? Fanpage hay Group?)
- Who? – Content này nhắm đến đối tượng nào? (Người đã biết đến sản phẩm hay chưa biết đến sản phẩm? Người đã có nhu cầu hay chưa có nhu cầu sử dụng sản phẩm?)
- Why? – Mục đích của content là gì? (Tăng organic reach? Tăng tương tác? Push sale?)
- What? – Nội dung chính của content là gì? (Chia sẻ kiến thức/ phản hồi khách hàng? Hay nói về đặc điểm nào của sản phẩm?)
- When? – Khi nào thì đăng content? (Sáng hay tối? Đầu tuần hay cuối tuần?)
Một điểm cần lưu ý: Đối với các kênh bán hàng mang định hướng thương hiệu thì mọi content đều cần yếu tố nhắc nhớ doanh nghiệp. Dù ít hay nhiều, người làm content luôn cần khéo léo đưa yếu tố thương hiệu doanh nghiệp vào nội dung của mình.
> 10 chiến thuật để content hay và hấp dẫn hơn
Ở trên là 5 bước mình thường sử dụng trên hành trình làm nội dung. Có thể mỗi người sẽ có cách làm khác nhau. Tuy nhiên, bản chất của quá trình này vẫn không thay đổi. Từ hiểu sản phẩm/ thương hiệu đến thấu hiểu Target Customer/ Target Audience. Tiếp đến là thấu hiểu thị trường để định hướng nội dung. Khi nắm vững bản chất thì bạn sẽ không còn mơ hồ khi làm content. Hy vọng những nội dung của mình sẽ hữu ích với bạn.