Content Mapping – Tưởng lạ mà quen, tưởng quen mà lạ, bạn đã biết đến “công cụ” này chưa? Nếu chưa thì A2Z Marketing sẽ giới thiệu với bạn trong bài viết này. Đây là một công cụ vô cùng hữu ích không chỉ đối với các bạn Content nói riêng mà còn cả với các Marketer nói chung.
Content Mapping là gì?
Dịch sang tiếng Việt, Content Mapping có thể gọi là bản đồ nội dung. Nó sẽ đưa ra cái nhìn tổng thể về mối liên kết và sự hỗ trợ của mỗi một nội dung trong hành trình khách hàng đưa ra quyết định. Từ đó, bạn có thể hình dung và nắm bắt được các cơ hội để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của đối tượng mục tiêu.
Content Mapping sẽ giúp bạn biết được:
- Content của bạn thu hút khách hàng ở đâu trong kênh mua hàng?
- Content nào của bạn sẽ đáp ứng nhu cầu nào của khách hàng trong mỗi giai đoạn?
- Cách hướng dẫn khách hàng trong hành trình đưa ra quyết định một cách hiệu quả hơn.
> Cấu trúc viết content đơn giản nhưng thu hút (P1)
Vì sao nên sử dụng Content Mapping?
1. Content Mapping giúp bạn hiểu khách hàng hơn
Trong quá trình khiến đối tượng mục tiêu trở thành khách hàng trung thành, bạn có thể hiểu rõ hơn về mục tiêu mua hàng, nhu cầu và những câu hỏi ẩn sâu bên trong tâm thức của họ.
Những thông tin này sẽ giúp bạn xây dựng và triển khai các chiến lược tiếp thị hiệu quả hơn. Thậm chí, bạn còn có thể cập nhật, bổ sung chiến lược sản phẩm cho thị trường mục tiêu của mình dựa trên Content Mapping.
2. Content Mapping giúp bạn kiểm soát và tận dụng tối đa nội dung của mình
Một phần trong Content Mapping là tạo lập danh mục nội dung hiện có. Điều này sẽ giúp bạn kiểm soát được các nội dung thừa và nội dung đang thiếu.
Không phải cái gì nhiều cũng là tốt. Nếu chỉ tập trung vào số lượng nội dung, rất có thể chất lượng và mức độ liên quan của nội dung sẽ bị ảnh hưởng. Vậy nên, Content Mapping xuất hiện, đảm bảo mọi content được tạo ra đều có mục đích nhất định. Từ đây, bạn có thể tối ưu hóa content hoàn toàn để phục vụ mục đích đó.
3. Content Mapping giúp bạn hướng dẫn khách hàng đưa ra quyết định hiệu quả nhất
Content Mapping sẽ giúp bạn tiếp cận khách hàng đúng nơi, đúng thời điểm, đúng nhu cầu. Từ đó, bạn có thể tạo ra một kế hoạch nội dung thu hút đối tượng mục tiêu một cách hiệu quả; nuôi dưỡng ý thức và dần hướng dẫn họ trở thành khách hàng trung thành.
6 bước tạo Content Mapping
1. Xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu
Chân dung khách hàng (Buyer Personas) và Content Mapping phải đi đôi với nhau. Bạn không thể tạo một Content Mapping chính xác mà không tìm hiểu sâu về khách hàng mục tiêu trước đó.
Chân dung khách hàng là bản mô tả chi tiết về đối tượng mục tiêu lý tưởng của bạn. Nó sẽ giúp bạn hiểu khách hàng hơn, biết được họ muốn gì và cần gì. Từ đó đưa ra giải pháp cho họ thông qua sản phẩm, dịch vụ của mình.
Chân dung khách hàng thông thường gồm các đặc điểm:
- Nhân khẩu học: Độ tuổi, giới tính, vị trí, học vấn, thu nhập, hoàn cảnh gia đình,..
- Vai trò chính: Chức danh công việc, ngành làm, quy mô công ty,..
- Giá trị và mục tiêu: Tâm lý học, đặc điểm tính cách, những gì họ tin tưởng mạnh mẽ, mục tiêu cá nhân, mục tiêu nghề nghiệp, lối sống,..
- Thách thức: Nỗi đau, nỗi sợ trong cuộc sống (tại nơi làm việc, tại gia đình,..)
- Nguồn tin: Các kênh có thể tiếp cận họ.
- Thói quen mua hàng: Họ thường mua hàng vì điều gì? Họ mua ở đâu? Thời gian nào? Ai sẽ là người đưa ra quyết định?
Ví dụ:
Chân dung khách hàng càng chi tiết và đầy đủ, bạn càng dễ xây dựng nội dung. Khi chân dung khách hàng ngày càng phong phú, bạn có thể tùy chỉnh nội dung để phù hợp với từng nhóm khách hàng.
Theo Hubspot, mỗi doanh nghiệp nên có tối đa 10-20 chân dung khách hàng. Trong giai đoạn mới xây dựng chân dung khách hàng thì 3 là số lượng lý tưởng để Content Mapping có sự khác biệt nhất định.
2. Ghi lại hành trình từ đối tượng mục tiêu trở thành khách hàng.
Sau khi xây dựng xong chân dung khách hàng thì bạn đã có một nửa Content Mapping. Từ những thông tin, đặc điểm khách hàng lý tưởng đã có, bạn có thể dễ dàng vẽ hành trình khách hàng (Customer Journey) – Hành trình từ đối tượng mục tiêu trở thành khách hàng của bạn với 5 giai đoạn của phễu tiếp thị:
- Nhận thức (Awareness)
- Tương tác (Engagement)
- Đánh giá (Evaluation)
- Mua hàng (Purchase)
- Sau khi mua hàng (Post-purchase)
Đối với mỗi giai đoạn, bạn có thể note lại chi tiết những trải nghiệm của khách hàng:
- Hành động: Họ làm gì trong giai đoạn đó? (Tìm kiếm trên Google; truy cập website; ghé thăm cửa hàng;..)
- Câu hỏi và suy nghĩ: Họ nghĩ gì trong giai đoạn đó? (Giá cả; đối thủ cạnh tranh; khả năng giải quyết vấn đề của nhà cung cấp;..)
- Điểm tiếp xúc với thương hiệu: Nền tảng/ Điểm phân phối mà khách hàng trải nghiệm (Trang web; Facebook; Youtube; cửa hàng; người đại diện thương hiệu;..)
- Cơ hội thương hiệu: Những nhu cầu thương hiệu có thể đáp ứng cho khách hàng? Những gì thương hiệu có thể hỗ trợ và giúp đỡ khách hàng dựa trên hành động, câu hỏi, suy nghĩ và những điểm tiếp xúc mà họ trải nghiệm trong giai đoạn đó?
Nhờ sơ đồ hành trình này, bạn có thể lên kế hoạch nội dung rõ ràng hơn. Từ đó nuôi dưỡng và hướng dẫn đối tượng mục tiêu trong hành trình trở thành khách hàng của bạn.
3. Phân tích để tìm ra thể loại content hoạt động tốt nhất cho từng giai đoạn
Trước khi bắt tay vào làm content, bạn nên tìm hiểu: Ở mỗi giai đoạn, thể loại content & nội dung nào sẽ hoạt động tốt nhất? Từ đó làm quen với nhiều thể loại content và tìm hiểu cách thức chúng hoạt động trong từng giai đoạn.
- Đối với giai đoạn nhận thức, bạn cần thu hút đối tượng mục tiêu đến với thương hiệu, giúp họ trả lời những câu hỏi khi họ nhận ra nhu cầu của mình. Một số dạng content sử dụng cho giai đoạn này có thể kể tới: Blog post; Infographic; Video; Hướng dẫn mua hàng; Social Media Post; Nội dung tương tác;..
- Đối với giai đoạn tương tác, bạn cần giữ được sự quan tâm của đối tượng mục tiêu với thương hiệu. Từ đó nuôi dưỡng nhận thức, khiến họ lựa chọn thương hiệu của bạn mà không phải một thương hiệu khác. Một số dạng content cho giai đoạn này có thể kể tới: Email Newsletters; Blog post; Infographic; Video; Social media post; Nội dung tương tác;..
- Đối với giai đoạn đánh giá, hãy giúp đối tượng mục tiêu thấy được sản phẩm, dịch vụ của bạn có phù hợp với những gì họ cần hay không? Có thể sử dụng các dạng content như: Landing page; Case studies; Danh sách sản phẩm & dịch vụ; Dữ liệu nghiên cứu; Nhận xét và lời xác thực; Webinars; Ebook; Sách giấy;..
- Đối với giai đoạn mua hàng, hãy nhắm vào các từ khóa của người mua và giúp họ cảm thấy tự tin và yên tâm khi mua hàng. Các dạng content có thể cân nhắc: Sale page hoặc landing page; Trang đăng ký dùng thử miễn phí; Nhận xét; Demo sản phẩm thực tế; Tư vấn miễn phí; câu hỏi thường gặp;..
- Đối với giai đoạn hậu mua hàng, hãy hỗ trợ và liên lạc với khách hàng tối đa để họ có thể trở lại kênh mua hàng. Bạn có thể sử dụng: Hướng dẫn sử dụng; Cổng thông tin khách hàng; Email bản tin, giảm giá; Khảo sát; Phiếu ưu đãi;..
Tùy từng dòng sản phẩm, bạn có thể lựa chọn và đặt content hiện có vào vị trí tối ưu nhất trên bản đồ của mình. Đồng thời, điều này cũng giúp bạn phát hiện ra được những lỗ hổng và cơ hội để cập nhật kế hoạch nội dung của mình.
4. Kiểm tra và tổng hợp content sẵn có
Để tránh nội dung trùng lặp hoặc thừa, hãy tạo một danh mục nội dung sẵn có trước khi tạo Content Mapping. Liệt kê từng nội dung với chi tiết liên quan:
- Tiêu đề
- URL
- Chủ đề
- Loại nội dung
- Ngày xuất bản
- Chuyển đổi (hành động đối tượng mục tiêu sẽ/ nên thực hiện sau khi xem nội dung)
5. Đưa content sẵn có vào hành trình khách hàng
Bây giờ, bạn đã có thể bắt đầu tạo Content Mapping của mình. Đầu tiên, hãy đưa content sẵn có (đã tổng hợp ở trên) vào hành trình khách hàng.
Để đặt content sẵn có vào vị trí trên Content Mapping phù hợp, hãy lưu ý một số điểm sau:
- Dạng content: Một số thể loại content hoạt động tốt hơn trong 1 số giai đoạn nhất định của Customer Journey. Vậy nên, hãy xem xét dạng content và lựa chọn vị trí phù hợp để nội dung đó hoạt động tốt nhất.
- Chuyển đổi của content: Đối với từng giai đoạn trên Content Mapping, chuyển đổi là một yếu tố khá quan trọng. Khi biết được hành động mà đối tượng mục tiêu sẽ/ nên thực hiện sau khi xem một nội dung, bạn sẽ dễ dàng đặt nội dung vào vị trí hợp lý trên Content Mapping.
6. Hoàn thiện Content Mapping
Bước cuối cùng để hoàn thiện Content Mapping là lấp đầy những khoảng trống còn lại. Hãy xem xét: Những nội dung nào còn thiếu? Những nội dung nào có ích cho khách hàng mà chưa có? Những hướng dẫn mua hàng cho họ đã đầy đủ chưa? Những nội dung nào khiến họ hào hứng với thương hiệu của bạn hơn? Điều gì sẽ khiến tạo thiện cảm với đối tượng mục tiêu? Điều gì sẽ khiến khách hàng buộc phải đưa ra quyết định?…
Lưu ý: Không phải lúc nào cũng phải tạo nội dung hoàn toàn mới để lấp đầy khoảng trống của Content Mapping. Hãy quay lại content sẵn có, xem xét có thể tái sử dụng lại ý tưởng nào cho giai đoạn khác không.
Ví dụ:
Sau khi hoàn thiện bước này, bạn sẽ có một Content Mapping hoàn thiện để chuyển đổi đối tượng mục tiêu trở thành khách hàng.
Làm content, đừng chỉ chú trọng vào idea mà còn phải “tỉnh” trong tư duy chiến lược. Việc đi từ khái quát để có cái nhìn toàn cảnh, rồi dần đi vào chi tiết của Content Mapping sẽ giúp bạn tránh khỏi việc sai xót hay xuất bản nội dung theo tháng, theo quý. Đồng thời, nó cũng rất hữu ích với các Marketer trong việc xây dựng chiến lược tiếp thị.
Mong rằng những chia sẻ này sẽ hữu ích với các bạn.