Chuyển tới nội dung

Ma trận content là gì?

    Nếu biết sử dụng đúng cách, ma trận content sẽ là thứ vũ khí “hạng nặng” giúp Marketer chinh phục mọi mặt trận. Vậy ma trận content là gì?

    Ma trận content là gì?

    Ma trận content là một công cụ giúp người làm nội dung tối ưu việc sản xuất content, đảm bảo tập trung vào các nội dung quan trọng và có tính chuyển đổi cao. Đồng thời, ma trận content cũng giúp người làm nội dung nhắm chính xác vào các yếu tố quyết định đến hành vi của người tiêu dùng trong hành trình mua hàng của họ. Từ đó có thể tối đa hóa giá trị nội dung.

    Ma trận content là một phần của chiến lược nội dung. Nếu như kế hoạch & timeline nội dung dựa trên các cột mốc thời gian và hành trình thì ma trận content xoay quanh khách hàng mục tiêu.

    Ma trận content có thể sắp xếp theo nhiều tiêu chí khác nhau để phân tích.

    > Content Mapping và 6 bước thực hiện hiệu quả

    > Copycat content sao cho đúng cách?

    Các ma trận content

    Ma trận content phân theo nội dung

    Về nội dung, ma trận content có thể chia thành 2 nhóm lớn, bao gồm Advertising Content Inspiring Content

    Advertising Content là những nội dung quảng cáo, nói trực tiếp về thương hiệu, sản phẩm. Nhóm content này tập trung tăng độ nhận diện và mang tính “educate” cao. Chính bởi tính “thẳng thắn” mà loại content này thường kém hấp dẫn, nhàm chán với người tiêu dùng. Tuy vậy, thương hiệu đôi khi vẫn phải bỏ một đống ngân sách để loại content này phủ sóng rộng rãi và thường xuyên, nhằm nhắc đi nhắc lại tính năng của sản phẩm in sâu trong tâm trí khách hàng. Đó là lý do tại sao chúng ta vẫn thấy những TVC nhàm chán nhưng lại được thương hiệu chi cả tỷ đồng để phát đi phát lại.

    Advertising Content tiếp tục được chia nhỏ hơn thành 2 loại:

    • Significance Advertising là những nội dung tập trung vào đặc điểm nổi bật của thương hiệu (liên quan đến nhu cầu về ngành hàng) với significance product line (sản phẩm chủ lực).
    • Innovation Advertising là những nội dung tập trung giới thiệu sự đổi mới của thương hiệu, sản phẩm (mẫu mã, dòng sản phẩm mới, đặc tính mới,..).

    Đặc trưng của nhóm Advertising Content là không cần quá cầu kỳ, chỉ cần đơn giản, xúc tích, dễ hiểu.

    Inspiring Content là những nội dung không đề cập trực tiếp đến thương hiệu nhưng đem lại nhiều giá trị cho nhóm đối tượng mục tiêu nhằm gây thiện cảm, tạo Brand love. Trong Inspiring Content có 2 loại:

    • Meaning Content là những nội dung giải quyết các vấn đề xã hội có sự liên quan tới thương hiệu một cách hấp dẫn.

    Ví Dụ: Biti’s với MV “Đi để trở về” với quan điểm đi để khám phá và trải nghiệm nhưng vẫn không quên gia đình rất phù hợp với giới trẻ.

    • Usefulness Content là những nội dung cung cấp thông tin hữu ích liên quan đến ngành hàng & thị trường nói chung. Đồng thời đưa ra những động lực chính (key driver) thuyết phục khách hàng sử dụng loại sản phẩm/ dịch vụ nào đó và thương hiệu xuất hiện một cách “tình cờ” trong đó.

    Cùng nhằm mục đích quảng bá thương hiệu nhưng Inspiring Content thường cầu kỳ hơn, đem lại nhiều giá trị và hấp dẫn hơn so với Advertising Content bởi sự lồng ghép thương hiệu một cách khéo léo.

    Ma trận content phân theo định dạng

    ma-tran-content-la-gi
    Nguồn: smartinsights.

    Ở ma trận này, 2 mũi tên tương ứng với diễn biến tâm lý và hành vi của người tiêu dùng. Chiều ngang là giai đoạn từ nhận biết cho đến mua hàng. Các định dạng content theo chiều này giúp thương hiệu phát triển từ nhận thức, tiếp cận khách hàng cho tới tác động đến hành vi đích là mua hàng. Chiều dọc là diễn biến từ cảm xúc đến lý trí. Các định dạng content theo chiều này tương tác nhiều hơn, trực quan hơn nhằm kích hoạt cảm xúc mua hàng trở thành quyết định lý trí.

    Cụ thể hơn, ma trận content này được chia làm 4 ô:

    • Ô tạo nên “nhận thức” bằng cách đánh vào cảm xúc là các dạng content mang tính giải trí (xanh lá).
    • Ô tạo nên “nhận thức” bằng cách đánh vào lý trí là các dạng content mang tính giáo dục (xanh dương).
    • Ô tạo nên “hành động mua hàng” bằng cách đánh vào cảm xúc là dạng content truyền cảm hứng (đỏ).
    • Ô tạo nên “hành động mua hàng” bằng cách đánh vào lý trí là dạng content mang tính thuyết phục (vàng).

    Một số dạng content nằm ở biên giới 2 ô. Điều này đồng nghĩa với việc những content này phù hợp với cả 2 ô. Tùy nội dung cụ thể mà Marketer có thể tùy ý lựa chọn.

    Đến đây, chắc bạn đã có cái nhìn tổng quan về ma trận content rồi nhỉ? Hi vọng những chia sẻ và phân tích của A2Z Marketing sẽ giúp ích đến hành trình chinh phục ngành công nghiệp sáng tạo của bạn.

    A2Z Marketing

    Để lại một bình luận