Phân khúc thị trường là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh cũng như chiến lược marketing. Việc phân chia một thị trường lớn thành các phân khúc nhỏ, đồng nhất về nhu cầu và hành vi sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về thị trường mục tiêu của mình. Từ đó có thể đánh giá & lựa chọn phân khúc thị trường mục tiêu hiệu quả cho việc phát triển kinh doanh.
Vậy phân khúc thị trường là gì? Một phân khúc thị trường hiệu quả có đặc điểm như thế nào? Hãy cùng A2Z Marketing tìm hiểu thông qua các ví dụ thực tế.
Phân khúc thị trường là gì?
Có thể hiểu một cách đơn giản, phân khúc thị trường là các nhóm nhỏ hơn được chia ra từ một thị trường lớn, dễ nhận biết & nắm bắt. Các phân khúc này có thể được phân loại dựa trên các đặc điểm nhân khẩu học hoặc tâm lý, hành vi. Đây có thể coi là một khái niệm với marketing mass.
Việc nắm bắt các phân khúc thị trường trong lĩnh vực của mình không chỉ giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan về bài toán kinh doanh, mà còn có thể chớp lấy những “mảnh đất” tiềm năng. Đồng thời, Marketer dễ dàng hơn trong việc xây dựng chân dung khách hàng. Doanh nghiệp cũng tối ưu được cả nguồn lực & chi phí khi tập trung vào một phân khúc trọng điểm.
Có nhiều cách để phân chia các phân khúc thị trường. Tuy nhiên, có thể xét đến 4 cách phổ biến & cơ bản nhất:
- Phân khúc theo đặc điểm địa lý (Geographic Segmentation):
Phương thức này đi sâu vào nhiều yếu tố địa lý như quốc gia, khu vực, thành phố, đô thị/nông thôn, miền đất, và bất kỳ phân loại địa lý nào có thể ảnh hưởng đến hành vi mua sắm hoặc nhu cầu sản phẩm/dịch vụ.
Nhiều doanh nghiệp lựa chọn đánh thị trường theo đặc điểm địa lý, để tối ưu hóa chiến lược tiếp thị với sự hiểu biết sâu sắc về từng địa bàn. Đồng thời đáp ứng “chuẩn” nhu cầu của khách hàng ở từng vùng đó.
- Phân khúc theo đặc điểm nhân khẩu học (Demographic Segmentation):
Phương thức này đi sâu vào các yếu tố như: độ tuổi, giới tính, thu nhập, trình độ học vấn, nghề nghiệp, gia đình, và những đặc điểm nhân khẩu học khác có thể ảnh hưởng đến hành vi mua sắm hoặc sự quan tâm đối với sản phẩm và dịch vụ.
- Phân khúc theo tâm lý (Psychographic Segmentation):
Phương thức này đi sâu vào các yếu tố liên quan đến lối sống hoặc đặc điểm tính cách, như: sở thích, giáo dục, giải trí, giá trị, niềm tin, phong cách sống và các yếu tố tâm lý khác mà có thể ảnh hưởng đến cách ra quyết định mua với sản phẩm/dịch vụ.
- Phân khúc theo hành vi (Behavioral Segmentation):
Phương thức này đi sâu vào các yếu tố liên quan đến hành vi mua sắm, sử dụng sản phẩm,.. như: tần suất mua sắm, quyết định mua sắm, sự trung thành, phản hồi về sản phẩm, và những hoạt động mua sắm khác có thể ảnh hưởng đến quyết định mua hàng.
Ví dụ về phân khúc thị trường
Trong lĩnh vực ô tô, nhắc đến những sản phẩm xe xa xỉ, ta nhớ ngay đến các các dòng Maybach, Rolls Royce,.. Một phân khúc cao cấp nhưng thấp hơn dòng xa xỉ, có thể kể đến Mercedes, BMW, Audi,.. Hay phân khúc trung cấp, ta nhớ đến Toyota, Honda, Ford,..
⇒ Có thể thấy, trong thị trường ô tô, các ông lớn đã phân chia miếng bánh này thành các phân khúc nhỏ hơn, bao gồm: xa xỉ – cao cấp – trung cấp & phổ thông với những nhóm khách hàng có đặc điểm về thu nhập, nhu cầu, tâm lý khác nhau.
Trong lĩnh vực thời trang, các thương hiệu Zara, H&M, Mango,.. chiếm lĩnh phân khúc “fast fashion” với những bộ sưu tập thời trang hiện đại, xu hướng. Các thương hiệu Gucci, Chanel,.. chiếm lĩnh phân khúc thời trang cao cấp và xa xỉ, hướng đến đối tượng khách hàng giàu có và mong muốn sở hữu những sản phẩm độc đáo và sang trọng. Còn Adidas, Nike, Converse,.. lại hướng đến phân khúc yêu thể thao.
⇒ Thị trường thời trang cũng được chia thành nhiều phân khúc hướng đến những tệp khách hàng có sở thích, phong cách, tâm lý khác nhau.
Như thế nào là một phân khúc thị trường hiệu quả?
Có nhiều cách chia & lựa chọn phân khúc thị trường. Tuy nhiên, nó không thể ứng dụng với mọi trường hợp. Bên cạnh việc chứa yếu tố tác động đến hành vi mua hàng, một phân khúc thị trường hiệu quả còn cần đáp ứng được các tiêu chí:
- Đo lường được quy mô, sức mua & đặc điểm của phân khúc thị trường mục tiêu.
- Phân khúc thị trường phải tiếp cận được & phụ vụ được.
- Phân khúc thị trường mục tiêu phải có giá trị. Cụ thể, nó cần đủ lớn & có thể thu về lợi nhuận mà đáng để doanh nghiệp tham gia phục vụ. Ví dụ: Phân khúc hướng tới những người cao hơn 2 mét sẽ không phải một thị trường tiềm năng cho một nhà sản xuất xe hơi vì tệp này hiện tại quá nhỏ & chưa chắc đem lại được lợi nhuận.
- Phân khúc thị trường cần có sự khác biệt, có thể phân biệt được & phản hồi khác nhau với các yếu tố & chương trình marketing khác nhau. Nếu các phân khúc cao cấp & thấp cấp đều có phản hồi giống nhau với các chương trình tiếp thị cho sản phẩm muối ăn, doanh nghiệp không cần chia thành các phân khúc riêng lẻ dựa trên thu nhập.
- Có khả năng thực hiện được các chương trình nhằm thu hút & phục vụ phân khúc thị trường mục tiêu.
> USP là gì? Như thế nào là một USP hiệu quả?
> 4 chiến lược phát triển thương hiệu và ví dụ
Trong bối cảnh ngày nay, khi thị trường đang ngày càng đầy cạnh tranh và người tiêu dùng có xu hướng đòi hỏi sự tùy chỉnh cao, việc hiểu rõ về các phân khúc thị trường trở nên vô cùng quan trọng để doanh nghiệp có thể đạt đến đúng và nhanh chóng nhóm khách hàng mục tiêu.