Chuyển tới nội dung

7 bước xây dựng thương hiệu kèm ví dụ thực tiễn

    Nhiều doanh nghiệp vẫn hoạt động tốt khi chưa xây dựng thương hiệu. Tuy nhiên, tính về dài hạn, doanh nghiệp sẽ dễ gặp phải vấn đề chi phí, hình ảnh mờ nhạt, bị khách hàng bỏ quên,.. Có lẽ các doanh nghiệp đã và đang dần nhận ra điều này nên ngay cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng đã bắt đầu chú ý đến việc làm thương hiệu.

    Trong bài viết này, A2Z Marketing sẽ hướng dẫn chi tiết 7 bước xây dựng thương hiệu cơ bản dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ kèm ví dụ thực tiễn.

    > Làm branding quan trọng đối với hoạt động kinh doanh như thế nào?

    7 bước xây dựng thương hiệu

    1. Nghiên cứu thị trường:

    Trước tiên, người làm thương hiệu phải xác định được thị trường mục tiêu, nghiên cứu xu hướng và phân tích những cơ hội trên thị trường này. 

    Ví dụ:

    Linn’s Store với sản phẩm là dược mỹ phẩm, nhắm tới thị trường mỹ phẩm. Trong đó 2 nhóm cạnh tranh: hóa mỹ phẩm cạnh tranh gián tiếp và dược mỹ phẩm cạnh tranh trực tiếp.

    Bên cạnh yếu tố cơ bản về thị trường như tình trạng, nhu cầu,.. người làm branding còn phải nắm được xu hướng hành vi trong tương lai và nhìn ra được những cơ hội. Những điều này bạn có thể tìm thấy thông tin qua các công cụ phân tích tìm kiếm, khảo sát trực tiếp thị trường mục tiêu,.. Hoặc những bên có ngân sách lớn có thể thuê Research Agency.

    > 5 công cụ nghiên cứu keyword miễn phí cho SEO

    Sau khi có cái nhìn chung về thị trường, hãy tiếp tục đi sâu hơn vào các đối thủ cạnh tranh nổi bật. Ở đây, hãy trả lời các câu hỏi:

    • Sản phẩm/dịch vụ của đối thủ là gì? Đặc điểm, chất lượng sản phẩm như thế nào? Đâu là USPs? Giá thành so với thị trường chung?
    • Phân khúc mà đối thủ nhắm đến là ai?
    • Hình tượng thương hiệu mà đối thủ xây dựng là gì?
    • Thông điệp mà đối thủ truyền thông, gửi gắm đến công chúng là gì?
    • Đối thủ đang triển khai trên các kênh nào?
    • Phản hồi của khách hàng khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ của đối thủ?
    • Điểm mạnh và hạn chế của đối thủ?

    Thông qua những câu trả lời này, bạn có thể phần nào nắm được từng đối thủ của mình trên thị trường. Từ đó rút ra được “lỗ hổng” mà thị trường còn thiếu và xem xét đặc điểm sản phẩm/ dịch vụ của mình có thể đáp ứng được không? Rồi đưa ra chiến lược phát triển phù hợp.

    2. Xác định USPs sản phẩm/ dịch vụ & SWOTs

    Bên cạnh yếu tố ngoài là thị trường, người làm thương hiệu còn phải nắm chắc được yếu tố bên trong, là sản phẩm/ dịch vụ của chính mình. Hãy làm rõ:

    • Sản phẩm là gì?
    • Đặc điểm của sản phẩm? Ưu & nhược điểm? Giá cả so với thị trường?
    • USPs của sản phẩm
    • Sản phẩm giải quyết nhu cầu hay vấn đề gì của khách hàng?

    Ví dụ:

    Tên thương hiệu

    Linn’s Store

    Sản phẩm/ dịch vụ

    Các sản phẩm dược mỹ phẩm chính hãng
    Dịch vụ tư vấn da liễu
    Dịch vụ làm đẹp (tiêm filler, botox, meso)

    Đặc điểm

    Sản phẩm chính hãng
    Tư vấn chuẩn kiến thức y khoa, dựa trên sự cố vấn của bác sĩ da liễu
    Các dịch vụ làm đẹp đều được thực hiện bởi bác sĩ

    – BS da liễu Trần Oanh tại bệnh viện đa khoa Hà Thành, đồng Giảng viên tại Trung tâm đào tạo thẩm mỹ Tri Thức Việt – Bệnh viện Hà Thành

    Từ đặc điểm này, bạn có thể rút ra được USPs (Unique Selling Points) của thương hiệu để tập trung làm bật trên thị trường.

    Ngoài ra, một yếu tố khác nữa, bạn cần phân tích SWOT của thương hiệu/ doanh nghiệp, để liên kết cái nhìn từ trong thương hiệu ra ngoài thị trường, đưa ra chiến lược xây dựng thương hiệu phù hợp.

    3. Xác định khách hàng mục tiêu

    Từ các đặc điểm đã phân tích về sản phẩm, tiếp tục xác định khách hàng mục tiêu. Từ đặc điểm: “Sản phẩm giải quyết vấn đề nào? đáp ứng nhu cầu nào của người tiêu dùng?” bạn mới có thể vẽ được chân dung khách hàng của mình. Từ giá thành sản phẩm so với thị trường, bạn mới xác định được phân khúc mà mình nhắm đến.

    Để vẽ chân dung khách hàng, bạn có thể dựa trên mô hình 5W:

    • WHO? – Ai là người sử dụng sản phẩm? Ai là người mua hàng? Giới tính, độ tuổi, vị trí, thu nhập, sở thích, nhu cầu, hành vi tiêu dùng,.. của họ thế nào?
    • WHAT? Họ muốn gì ở sản phẩm?
    • WHY? – Vì sao họ mua sản phẩm của bạn? ở chỗ bạn? mà không phải sản phẩm khác? hay ở chỗ khác? Họ mua sản phẩm của bạn để làm gì?
    • WHERE? – Họ ở đâu? Họ thường xuyên tiếp cận tin tức ở kênh nào? Hành vi mua hàng của họ thường diễn ra ở đâu?
    • WHEN? – Khi nào thì họ mua sản phẩm của bạn?

    Lưu ý: Có những sản phẩm người thực hiện hành vi mua hàng không phải người sử dụng sản phẩm (sữa cho trẻ nhỏ; đồ trẻ nhỏ;..) Do đó, phải xác định chuẩn chân dung người mua hàng.

    4. Xác định giá trị cốt lõi của thương hiệu

    Giá trị cốt lõi hay Core Value chính là yếu tố thiết yếu và mang tính lâu dài của thương hiệu. Cần xác định đâu là niềm tin – giá trị cốt lõi của thương hiệu? Nếu không có yếu tố này thì thương hiệu của bạn khó có thể tồn tại lâu trong thị trường và trong tâm trí khách hàng.

    Ví dụ: Linn’s Store tin vào kiến thức y khoa, da liễu, đặt yếu tố này là giá trị cốt lõi cho thương hiệu của mình: “Kiến thức chuẩn y khoa là chìa khóa cho làn da đẹp.

    5. Định vị thương hiệu

    Đây chính là điều mà doanh nghiệp muốn khách hàng liên tưởng tới khi nhắc đến thương hiệu của mình. Bạn có thể tham khảo các chiến lược định vị thương hiệu:

    • Định vị thương hiệu dựa vào chất lượng, giá trị
    • Định vị dựa vào giá cả
    • Định vị dựa vào mối quan hệ
    • Định vị dựa vào mong muốn của khách hàng
    • Định vị dựa vào vấn đề/ giải pháp
    • Định vị dựa vào đối thủ
    • Định vị dựa vào cảm xúc
    • Định vị dựa vào công dụng, lợi ích của sản phẩm, dịch vụ

    Ví dụ:

    Dựa vào công dụng của các sản phẩm là chăm sóc làn da theo kiến thức y khoa, Linn’s Store muốn khách hàng ghi nhớ tới mình như điểm “chăm sóc da chuẩn y khoa”.

    7-buoc-xay-dung-chien-luoc-thuong-hieu-kem-vi-du-thuc-tien
    Hay Big C tập trung vào phân khúc bình dân với định vị về  giá cả: “Giá rẻ cho mọi nhà”.

    6. Xây dựng nhận diện thương hiệu

    Xây dựng nhận diện thương hiệu là việc cá nhân hóa thương hiệu với tính cách, hình tượng,.. thể hiện qua các yếu tố hình ảnh, văn phong, thông điệp,.. Tại đây, người làm thương hiệu cần chuẩn hóa các yếu tố nhận diện như:

    • Tên thương hiệu
    • Logo
    • Tông màu chủ đạo → Ấn phẩm truyền thông, bài trí cửa hàng,..
    • Tính cách thương hiệu → Văn phong, phông chữ cho content
    • Tagline/ Slogan

    Khi xác định những yếu tố này, bạn nên chú ý làm sao để có ý nghĩa, dễ nhớ, dễ chuyển đổi, dễ thích nghi và dễ bảo hộ. Đây là một trong những bước quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu.

    7. Quản trị thương hiệu

    Mấu chốt của thành công trong xây dựng thương hiệu nằm ở quản trị thương hiệu. Việc này giúp thương hiệu duy trì vị thế, hình ảnh trên thị trường. Đó là lý do doanh nghiệp cần người làm thương hiệu, có thể quản lý, duy trì tính nhất quán và xuyên suốt của các yếu tố định vị thương hiệu.

    > Walmart – Case study cho chiến lược định vị thương hiệu “giá rẻ”

    Ở trên là 7 bước cơ bản giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ xây dựng chiến lược thương hiệu. Hi vọng những chia sẻ này sẽ hữu ích với các bạn.

    A2Z Marketing

    Để lại một bình luận