Trong thời đại “Content is King”, chúng ta mải mê chia sẻ những công thức xây dựng content “siêu đẳng”, những bí kíp viết content không thể chê,.. mà vô tình quên mất giá trị cốt lõi của việc làm content marketing là giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu cuối: Bán được hàng.
Content có hay đến mấy mà không thể tạo chuyển đổi thì giá trị cũng bằng 0. Chuyển đổi ở đây không nhất thiết phải là ra đơn, ra doanh số, nhưng nhất định phải tác động được đối tượng mục tiêu trên hành trình mua hàng của họ (Path-to-purchase). Vậy nên, người làm nội dung nhất định phải biết được: Content nằm ở đâu trên hành trình chinh phục túi tiền người tiêu dùng?
> 10 chiến thuật để content hay và hấp dẫn hơn
Content nằm ở đâu trên hành trình chinh phục túi tiền người tiêu dùng?
Hành trình mua hàng của người tiêu dùng được mô tả qua mô hình 5C: Consumer Journey – Content – Connect – Commerce – Community.
Consumer Journey
Consumer Journey hay “hành trình người tiêu dùng” chính là chuỗi điểm chạm (touch point) và tương tác của người tiêu dùng với thương hiệu trong suốt vòng đời khách hàng.
Có thể coi Customer Journey là con đường mà Marketer sẽ đi theo để truyền tải thông điệp của thương hiệu, thuyết phục và thỏa mãn người tiêu dùng. Sau khi xác định được con đường này, Marketer sẽ bắt đầu đến chữ C thứ 2 – Content.
Content
Content chính là những nội dung, những câu chuyện,.. mà qua đó thương hiệu truyền tải thông điệp của mình, nhằm tạo thiện cảm, thuyết phục người tiêu dùng. Content chính là những gì mà người tiêu dùng “tai nghe, mắt thấy, tay sờ, tim cảm nhận” được về thương hiệu.
Connect
Connect ở đây là các kênh truyền thông mà Marketer lựa chọn để đưa nội dung đến người tiêu dùng như: Facebook; Instagram; Tiktok; Youtube;.. Nếu như Consumer Journey là một con đường thì Connect chính là một chiếc xe trở thông điệp (content) đến với người tiêu dùng.
Trong thời đại số, khi xây dựng chiến lược truyền thông, Marketer cần chú ý đặt Mobile làm trọng điểm; chiến lược linh hoạt và tối ưu hóa khả năng tìm kiếm (SEO).
Commerce
Commerce chính là yếu tố quyết định chiến thắng tại điểm bán. Trên con đường Consumer Journey, Commerce là một chặng đường dài, bao gồm các kênh Thương mại truyền thống (Traditional Commerce) như chợ, siêu thị, tạp hóa,.. và kênh Thương mại điện tử (E-Commerce) như Shopee, Lazada, Tiki,..
Có thể coi Commerce là một khu chợ, nơi người tiêu dùng bị thuyết phục bởi những nội dung hấp dẫn, từ bao bì sản phẩm đến màu sắc kệ hàng, từ các chương trình khuyến mãi đến câu slogan trên biển hiệu,.. và đưa ra quyết định mua hàng.
Community
Sau khi người tiêu dùng trở thành khách hàng, Marketer vẫn phải duy trì tình yêu thương hiệu (Brand Love) của họ để tạo sự trung thành và WOM (Word of Mouth) – hiệu ứng truyền miệng. Từ đó kích thích người tiêu dùng tái mua hàng và mở rộng tệp mua mới một cách tự nhiên.
Có thể coi Community là một ngôi làng tập hợp đông đảo người tiêu dùng rôm rả trò chuyện về thương hiệu và sản phẩm. Nguyên liệu để xây dựng làng cũng rất đa dạng, từ Facebook đến Zalo, từ Instagram đến Tiktok,..
Community là nơi sản sinh ra những đại sứ thương hiệu tự nhiên nhất. Để chính khách hàng nghe, nhìn, chạm, cảm nhận và trở thành đại sứ thương hiệu cho nhãn hàng thì Marketer cần xây dựng những nội dung thật “chất” ở đây.
Content “tốt” phải tạo ra được những giá trị thực đối với doanh nghiệp. Để tạo được những giá trị thực đó, người làm nội dung phải thật sự thu hút được khách hàng mục tiêu thông qua content của mình. Và để thu hút được nhóm này, content phải “hấp dẫn” và tạo được thiện cảm với họ. Vậy nên, một content hay chưa chắc đã tốt, nhưng một content tốt chắc chắn sẽ hay. Do đó, hãy theo đuổi content “tốt” thay vì content hay.
Để có content tốt, bạn cần biết: Content nằm ở đâu trên hành trình chinh phục túi tiền người tiêu dùng? Hi vọng, những thông tin A2Z Marketing chia sẻ sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời.