Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh gay gắt ngày nay, Brand Marketing nổi lên như một chiến lược Marketing quan trọng giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu và tạo dựng vị thế trên thị trường. Vậy Brand Marketing là gì? và Vì sao Brand Marketing trở thành xu hướng? Bài viết này A2Z Marketing sẽ đi sâu vào những thông tin chi tiết về lĩnh vực này.
Brand Marketing là gì?
Brand Marketing (Tiếp thị thương hiệu) là một khái niệm ngày càng phổ biến trong lĩnh vực marketing hiện đại. Thay vì chỉ tập trung vào việc quảng bá sản phẩm hay dịch vụ, Brand Marketing chú trọng vào việc xây dựng và phát triển thương hiệu, tạo dựng hình ảnh thương hiệu độc đáo, nhất quán và tạo dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng.
Brand Marketing không chỉ đơn thuần là việc tạo logo, slogan hay thiết kế bộ nhận diện thương hiệu. Nó là một chiến lược tổng thể bao gồm nhiều hoạt động khác nhau như:
- Xác định các yếu tố về thương hiệu như: tầm nhìn; sứ mệnh; giá trị cốt lõi;..
- Phát triển thông điệp thương hiệu phù hợp với đối tượng mục tiêu
- Lên kế hoạch truyền thông thương hiệu hiệu quả
- Xây dựng & duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng
- Quản lý danh tiếng thương hiệu
- …
>> Brand Story – Storytelling & những casestudy thực tiễn
Phân biệt Brand Marketing và Trade Marketing – Branding – Product Marketing
Phân biệt Brand Marketing và Trade Marketing
Đặc điểm | Brand Marketing | Trade Marketing |
Mục tiêu | Xây dựng và phát triển thương hiệu, tạo dựng hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ và độc đáo trong tâm trí khách hàng. | Thúc đẩy doanh số bán hàng bằng cách kích thích nhu cầu mua sắm của khách hàng tại điểm bán hàng. |
Đối tượng mục tiêu | Khách hàng cuối cùng (người tiêu dùng). | Nhà bán lẻ, nhà phân phối và khách hàng cuối cùng. |
Hoạt động thực hiện | Xác định giá trị cốt lõi, tầm nhìn và sứ mệnh của thương hiệu. | Xác định và phân loại kênh bán hàng. |
Phát triển thông điệp thương hiệu phù hợp với đối tượng mục tiêu. | Phát triển chương trình khuyến mãi và hỗ trợ bán hàng. | |
Lên kế hoạch truyền thông thương hiệu hiệu quả. | Quản lý hàng tồn kho tại điểm bán hàng. | |
Tạo dựng mối quan hệ với khách hàng. | Đào tạo nhân viên bán hàng. | |
Quản lý danh tiếng thương hiệu. | Thực hiện các hoạt động trưng bày sản phẩm. | |
... | ... |
Brand Marketing khác biệt với Trade Marketing ở chỗ Brand Marketing tập trung vào việc xây dựng hình ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng, trong khi Trade Marketing tập trung vào việc thúc đẩy bán hàng tại các điểm bán.
Phân biệt Brand Marketing và Branding
Đặc điểm | Branding | Brand Marketing |
Mục tiêu | Xây dựng và phát triển thương hiệu mạnh | Truyền tải thông điệp thương hiệu đến khách hàng mục tiêu |
Phạm vi | Rộng hơn, bao gồm tất cả các hoạt động xây dựng thương hiệu | Hẹp hơn, tập trung vào các hoạt động truyền thông thương hiệu |
Tác động trong dài hạn | Tác động trong ngắn hạn | |
Hoạt động | Xác định giá trị cốt lõi, phát triển thông điệp thương hiệu, tạo dựng bộ nhận diện thương hiệu,... | Quảng cáo, PR, event, digital marketing,... |
Brand Marketing và Branding tuy có mối quan hệ mật thiết nhưng lại là hai khái niệm riêng biệt trong lĩnh vực marketing. Nếu như Branding là bản chất của thương hiệu, là những gì định hình thương hiệu thì Brand Marketing là cách thức truyền tải bản chất thương hiệu đến khách hàng, là những hoạt động giúp lan tỏa thương hiệu. Brand Marketing đề cập đến khía cạnh chiến lược & quản trị thương hiệu một cách sâu sắc hơn, ít nhất ở cấp độ 4P hoặc cao hơn là 7P.
>> Làm branding, nhất định phải duy trì được điều này
So sánh về khía cạnh thứ bậc, Branding là cấp độ chiến lược doanh nghiệp (Corporate Level), Marketing ở cấp độ chiến lược kinh doanh (Business Level), cuối cùng Brand Marketing ở cấp độ chiến lược phòng ban (Functional Level).
Phân biệt Brand Marketing và Product Marketing
Đặc điểm | Brand Marketing | Product Marketing |
Mục tiêu | Tập trung vào việc xây dựng và phát triển thương hiệu, tạo dựng hình ảnh thương hiệu độc đáo và ấn tượng trong tâm trí khách hàng. | Tập trung vào việc quảng bá và bán sản phẩm cụ thể, thuyết phục khách hàng mua sản phẩm và sử dụng sản phẩm. |
Đối tượng | Nhắm đến khách hàng cuối cùng (người tiêu dùng). | Nhắm đến khách hàng tiềm năng cho sản phẩm cụ thể. |
Phương thức thực hiện | Các kênh truyền thông như quảng cáo, PR, event, digital marketing,... để truyền tải thông điệp thương hiệu đến khách hàng. | Các hoạt động như phát triển thông điệp sản phẩm, định giá sản phẩm, phân phối sản phẩm, quảng bá sản phẩm,... để thu hút khách hàng mua sản phẩm. |
Vì sao Brand Marketing trở thành xu hướng?
Brand Marketing (Tiếp thị thương hiệu) đang trở thành xu hướng trong lĩnh vực marketing hiện đại bởi:
- Thị trường ngày càng cạnh tranh
Hiện trạng thị trường hiện nay: một mét vuông chục người bán; một nhu cầu nhưng nhưng hơn chục nguồn cung;.. có thể cho chúng ta cảm nhận rõ rệt về mức độ cạnh tranh kinh doanh. Trong thị trường bão hòa với vô số sản phẩm và dịch vụ, việc xây dựng thương hiệu mạnh là chìa khóa để thu hút khách hàng và tạo dựng lợi thế cạnh tranh.
- Khách hàng ngày càng thông minh
Khách hàng ngày nay không chỉ quan tâm đến chất lượng sản phẩm hay dịch vụ mà còn quan tâm đến giá trị và hình ảnh thương hiệu. Họ sẵn sàng chi trả nhiều tiền hơn cho những sản phẩm/dịch vụ của những thương hiệu mà họ yêu thích và tin tưởng.
- Sự phát triển của công nghệ
Nếu như trước kia, nhãn hàng có thể thâm nhập thị trường thông qua hoạt động Trade Marketing tại kênh phân phối mà không cần đầu tư quá nhiều vào các hoạt động truyền thông vẫn có thể đạt được mục tiêu về doanh thu thì ngày nay đã khác. Công nghệ phát triển khiến hành vi của con người cũng thay đổi. Đặc biệt, sau đại dịch Covid-19, hành vi từ tiếp nhận thông tin đến mua sắm đã chuyển dịch sang môi trường online. Những điểm “chạm” với khách hàng ngày càng nhiều.
Khách hàng ở đâu, doanh nghiệp có mặt ở đó. Khi các nhãn hàng lũ lượt đổ bộ lên các “mặt trận”, lượng thông tin dần trở nên quá tải, khách hàng dễ bị “xao nhãng”, khó nhớ thông tin. Lúc này doanh nghiệp cần đầu tư Brand Marketing mới có thể khiến khách hàng ghi nhớ và phân biệt thương hiệu, để khi có nhu cầu sẽ nhớ đến thương hiệu thay vì đối thủ. Đồng thời nâng cao hiệu quả kinh doanh. Tất nhiên, điều này còn phụ thuộc vào ngành hàng và sản phẩm.
- Mối quan hệ với khách hàng là chìa khóa phát triển bền vững cho doanh nghiệp
Một nghiên cứu từ Harvard School of Business chỉ ra rằng: Nếu tỷ lệ giữ chân khách hàng tăng 5% thì sẽ mang lại lợi nhuận 25 – 95%. Theo nghiên cứu của Cục quản lý các doanh nghiệp nhỏ cùng với Phòng Thương mại Hoa Kỳ, chi phí tạo ra một khách hàng mới thường gấp 5-7 lần việc giữ chân khách hàng cũ. Đồng thời, để khách hàng mới chi trả số tiền tương đương khách hàng cũ, doanh nghiệp có thể tốn chi phí gấp 16 lần so với khách hàng cũ. Vậy nên, tìm kiếm khách hàng mới quan trọng, nhưng giữ chân khách hàng cũ cũng quan trọng không kém.
Cạnh đó, một nghiên cứu từ Hubspot năm 2018 cho hay: “Chỉ khoảng 3% khách hàng tin lời nhân viên bán hàng. Cạnh đó, có đến 52% khách hàng tham gia khảo sát cho biết họ tin lời giới thiệu từ người thân, bạn bè”. Có thể thấy khách hàng ngày càng mất niềm tin vào các kênh bán hàng. Và lúc này, khách hàng chính là kênh marketing tốt nhất cho thương hiệu.
Ở đây, Brand Marketing giúp doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ tin tưởng và gắn bó với khách hàng.
Những kiểu doanh nghiệp nào sẽ cần Brand Marketing?
Về mặt lý thuyết, tất cả các doanh nghiệp đều cần Brand Marketing. Bởi Brand Marketing mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như:
- Xây dựng thương hiệu mạnh và thu hút khách hàng tiềm năng
- Tăng trưởng doanh số và lợi nhuận
- Tạo điểm khác biệt so với đối thủ cạnh tranh
- Nâng cao giá trị thương hiệu
- Tăng độ trung thành của khách hàng
- Thu hút và giữ chân nhân tài
Tuy nhiên, mức độ cần thiết của Brand Marketing sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố như:
- Lĩnh vực kinh doanh: Doanh nghiệp hoạt động trong ngành hàng cạnh tranh cao hoặc lĩnh vực khách hàng cần nhiều niềm tin để ra quyết định, sẽ cần Brand Marketing nhiều hơn so với doanh nghiệp hoạt động trong ngành hàng ít cạnh tranh hoặc lĩnh vực hàng phổ thông, khách hàng dễ ra quyết định nhanh.
- Mục tiêu kinh doanh: Doanh nghiệp muốn xây dựng thương hiệu lâu dài và bền vững, sẽ cần Brand Marketing nhiều hơn so với doanh nghiệp chỉ tập trung vào lợi nhuận ngắn hạn.
- Đối tượng khách hàng: Doanh nghiệp nhắm đến khách hàng có mức độ nhận thức thương hiệu cao, cần Brand Marketing nhiều hơn so với doanh nghiệp nhắm đến khách hàng có mức độ nhận thức thương hiệu thấp.
- Ngân sách: Brand Marketing thường đòi hỏi ngân sách lớn, do đó doanh nghiệp cần cân nhắc khả năng tài chính trước khi triển khai các hoạt động Brand Marketing.
Brand Marketing là chiến lược quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp, bất kể quy mô hay ngành nghề. Tuy nhiên, nó đặc biệt phù hợp với những doanh nghiệp:
- Doanh nghiệp muốn xây dựng thương hiệu lâu dài và bền vững: Các tập đoàn lớn như Coca-Cola, Samsung, Apple,… luôn đầu tư mạnh mẽ cho Brand Marketing để duy trì hình ảnh thương hiệu top-of-mind trong tâm trí khách hàng.
- Doanh nghiệp muốn cạnh tranh trong thị trường bão hòa: Các công ty startup hoặc SME nếu không thể đi theo ngách riêng thì cần Brand Marketing để tạo dựng thương hiệu và cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn hơn.
- Doanh nghiệp muốn thu hút khách hàng tiềm năng và tăng doanh số bán hàng: Các doanh nghiệp bán lẻ và thương mại điện tử cũng cần Brand Marketing để thu hút khách hàng truy cập website, cửa hàng và mua sản phẩm thay vì đối thủ.
- Doanh nghiệp muốn xây dựng mối quan hệ với khách hàng: Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ như ngân hàng, bảo hiểm, du lịch,… cần Brand Marketing để xây dựng niềm tin và thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ lâu dài.
- Doanh nghiệp muốn cải thiện hình ảnh thương hiệu: Các doanh nghiệp đã từng dính scandal hoặc khủng hoảng truyền thông cần Brand Marketing để xây dựng lại hình ảnh thương hiệu, từ đó lấy lại niềm tin của khách hàng.
- Doanh nghiệp muốn tăng giá trị thương hiệu: Brand Marketing giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu mạnh, thu hút khách hàng cao cấp và tăng giá trị thương hiệu.
Ngoài ra, Brand Marketing cũng đặc biệt hữu ích cho các doanh nghiệp:
- Mới ra mắt thị trường: Giúp giới thiệu thương hiệu và sản phẩm mới đến khách hàng.
- Muốn mở rộng thị trường: Giúp thu hút khách hàng ở thị trường mới.
- Muốn ra mắt sản phẩm mới: Giúp quảng bá sản phẩm mới và thu hút khách hàng mua sản phẩm.
>> 4 chiến lược phát triển thương hiệu và ví dụ
Phạm vi công việc (SOW) của người làm Brand Marketing
Phạm vi công việc (SOW) của người làm Brand Marketing có thể thay đổi tùy theo quy mô doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh và vị trí cụ thể. Tuy nhiên, nhìn chung, SOW sẽ bao gồm những hoạt động chính sau:
1. Nghiên cứu thị trường và phân tích đối thủ cạnh tranh:
- Nghiên cứu thị trường để hiểu rõ nhu cầu, mong muốn và hành vi của khách hàng mục tiêu.
- Phân tích đối thủ cạnh tranh để xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của thương hiệu.
- Dựa trên kết quả nghiên cứu và phân tích, đề xuất chiến lược Brand Marketing phù hợp với mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Phát triển chiến lược Brand Marketing:
- Xác định giá trị cốt lõi, tầm nhìn, sứ mệnh và cá tính thương hiệu.
- Phát triển thông điệp thương hiệu phù hợp với đối tượng mục tiêu.
- Lập kế hoạch truyền thông thương hiệu hiệu quả, bao gồm lựa chọn kênh truyền thông, ngân sách và thời gian thực hiện.
- Quản lý danh mục sản phẩm/dịch vụ thương hiệu.
3. Triển khai chiến lược Brand Marketing:
- Thực hiện các hoạt động truyền thông thương hiệu như quảng cáo, PR, event, digital marketing,…
- Quản lý các kênh truyền thông thương hiệu như website, mạng xã hội, email marketing,…
- Theo dõi hiệu quả hoạt động Brand Marketing và điều chỉnh chiến lược khi cần thiết.
4. Quản lý thương hiệu:
- Bảo vệ và phát triển hình ảnh tốt đẹp cho thương hiệu.
- Xử lý các vấn đề liên quan đến thương hiệu.
- Xây dựng và duy trì mối quan hệ với các bên liên quan như khách hàng, nhà đầu tư, đối tác,…
5. Đo lường hiệu quả Brand Marketing:
- Sử dụng các chỉ số đo lường hiệu quả (KPI) để đánh giá hiệu quả hoạt động Brand Marketing.
- Phân tích dữ liệu và báo cáo kết quả Brand Marketing cho ban lãnh đạo.
- Đề xuất các giải pháp cải tiến hiệu quả Brand Marketing.
>> Brand Attribute và 4 nguyên tắc xây dựng hiệu quả
Cạnh đó, phạm vi công việc của người làm Brand Marketing ở các cấp độ khác nhau cũng khác nhau:
Cấp độ chuyên viên:
- Nghiên cứu thị trường và phân tích đối thủ cạnh tranh để đề xuất phương án phát triển
- Thực thi & theo sát chiến dịch truyền thông thương hiệu
- Tham gia trực tiếp vào các đầu việc liên quan đến kênh truyền thông của thương hiệu (Website/ Kênh Social/..); nhận diện thương hiệu cho sản phẩm/ dịch vụ mới (màu sắc/ logo/ slogan/..); Agency hỗ trợ truyền thông (báo chí/ truyền hình/..)
Cấp độ quản lý:
- Nghiên cứu thị trường, khách hàng, đối thủ,..
- Hoạch định chiến lược thương hiệu trong dài hạn
- Lên kế hoạch Brand Marketing tổng thể chi tiết & triển khai thực thi
- Xây dựng & quản trị nhân lực phòng ban
- Theo sát & điều phối đảm bảo tiến độ các chiến dịch truyền thông marketing cũng như phối hợp với các phòng ban khác
- Tạo dựng & duy trì mối quan hệ với nhóm khách hàng, đối tác,..
- Trao đổi & báo cáo trực tiếp với ban lãnh đạo
- Đàm phán với các bên liên quan
Tổng kết
Brand Marketing là một khoản đầu tư mang lại lợi nhuận cao trong dài hạn. Doanh nghiệp cần có chiến lược Brand Marketing phù hợp với mục tiêu kinh doanh và đặc thù ngành hàng. Hi vọng bài viết này sẽ hữu ích với các bạn!