Chuyển tới nội dung

CSR & những case study thực tiễn

    CSR có thể là một khái niệm còn mới mẻ tại Việt Nam, nhưng tại các nước phát triển khác trên thế giới, đây là một thuật ngữ khá phổ thông. CSR được nhiều doanh nghiệp tầm trung & lớn ứng dụng trong chiến lược của mình. Bài viết này, A2Z Marketing sẽ cùng các bạn tìm hiểu về CSR và những Case study thực tiễn.

    CSR là gì?

    CSR là viết tắt của cụm từ Corporate Social Responsibilities. Chúng ta có thể tạm dịch là “Trách Nhiệm Xã Hội”. Một doanh nghiệp tham gia CSR sẽ hoạt động kinh doanh theo hướng nâng cao, cải thiện chất lượng xã hội và môi trường, thay vì đem đến những ảnh hưởng tiêu cực. 

    CSR giống như một bản cam kết về đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp. Nó đóng góp vào sự phát triển bền vững của xã hội. Do đó, CSR thường được đưa vào chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Từ đó trở thành điều kiện thiết yếu để doanh nghiệp tồn tại và phát triển bền vững với những giá trị thiết thực cho xã hội.

    Tiêu chuẩn ISO của CSR

    Năm 2010, tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) đã phát hành bộ tiêu chuẩn tự nguyện để các doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội. Các tiêu chuẩn thường là các yêu cầu cụ thể. Tuy nhiên, CSR lại mang định tính hơn định lượng, rất khó để chứng nhận. Do đó, khác biệt một chút với các tiêu chuẩn ISO thông thường, ISO 26000 chỉ hướng dẫn, làm rõ CSR là gì và giúp doanh nghiệp chuyển hóa thành những hoạt động hiệu quả.

    Tiêu chuẩn ISO 26000 nhắm tới các loại hình tổ chức, hoạt động và địa điểm.

    > Phân tích casestudy CSR từ hoạt động của Apple

    > Green Marketing và Case Study Coca Cola

    Case Study CSR thực tiễn

    Vinamilk

    Vinamilk là một trong những doanh nghiệp Việt Nam tiêu biểu đang thực hiện CSR rất tốt. Hầu hết các chương trình CSR đều được xây dựng dài hạn với mục tiêu cụ thể. Từ lãnh đạo cho tới từng nhân viên đều thực hiện trọn vẹn với quyết tâm cao. 

    “Vươn cao Việt Nam” không phải một thông điệp mới. Nó đã được Vinamilk triển khai từ những năm 2007, 2008. Thông điệp này gắn liền với nhiều hoạt động CSR của Vinamilk nhằm nâng cao chất lượng, tầm vóc của trẻ em Việt Nam.

    Vào dịp kỷ niệm 40 năm thành lập, chiến dịch PR “Vươn cao Việt Nam” còn thể hiện sâu sắc mối quan hệ của Vinamilk cùng con người và đất nước Việt Nam: “Vinamilk gắn liền với tầm vóc con người, tầm vóc quốc gia”.

    Sau khi đưa CSR vào hoạt động kinh doanh, Vinamilk đã thu về được nhiều thành quả về hoạt động xã hội cũng như lợi ích doanh thu.

    csr-va-nhung-case-study-thuc-tien
    Tổng doanh thu và EBITDA của Vinamilk (2014-2019). Nguồn: abs.vn.

    Có thể thấy, doanh thu và EBITDA (lợi nhuận trước thuế) của Vinamilk tăng trưởng đều từ năm 2014. Một phần trong đó đến từ các hoạt động xã hội. Hiếm có một doanh nghiệp trong nước thực hiện trách nhiệm xã hội nhiệt tình mà vẫn thu về được lợi nhuận lớn từ nó như Vinamilk.

    Gần đây nhất, Vinamilk đã chung tay cùng đồng bào vượt qua đại dịch thế kỷ với nhiều hoạt động CSR ý nghĩa.

    > Cấu trúc viết content đơn giản nhưng thu hút (P1)

    > Brand Story – Storytelling & những casestudy thực tiễn

    csr-va-nhung-case-study-thuc-tien
    Vinamilk tiếp tục hành trình trao tặng các sản phẩm dinh dưỡng đến lực lượng y tế tuyến đầu chống dịch trên cả nước.
    csr-va-nhung-case-study-thuc-tien
    Tập thể nhân viên Vinamilk đóng góp, thông qua hoạt động gây quỹ mang tên “Vinamilk – Triệu bước đi, đẩy lùi Cô-vi”, đạt hơn 2 tỷ đồng để hỗ trợ trẻ em khó khăn ngừa COVID-19.

    COCOON VIỆT NAM

    Cocoon đã tiên phong cho mỹ phẩm 100% thuần chay từ thực vật. Theo đó, nhãn hàng cam kết sản phẩm không có nguồn gốc từ động vật, không thử nghiệm trên động vật. Đồng thời, Cocoon cũng tạo ra nhiều chiến dịch hướng đến bảo vệ môi trường.

    Có thể thấy, ngay từ định vị ban đầu, Cocoon đã nhắm đến yếu tố xã hội. Thương hiệu này đang gắn liền sự phát triển của mình với trách nhiệm xã hội.

    Gần đây, Cocoon đã đồng hành cùng Tổ chức Động vật Châu Á trong chiến dịch “Chung tay bảo vệ loài gấu”. Để lan tỏa trách nhiệm xã hội này, Cocoon đã cho ra mắt phiên bản bao bì đặc biệt với hình ảnh chú gấu cùng triết lý yêu thương và tôn trọng sự sống của tất cả các loài động vật. 

    Mỗi một sản phẩm được bán ra sẽ đóng góp vào quỹ của tổ chức để giải cứu và bảo vệ các cá thể gấu tại Vườn quốc gia Tam Đảo. 

    csr-va-nhung-case-study-thuc-tien
    Cocoon cho ra dòng sản phẩm với bao bì bản đặc biệt cho chiến dịch “Chung tay bảo vệ loài gấu”.
    csr-va-nhung-case-study-thuc-tien
    Cocoon x AFF trong chiến dịch “Chung tay bảo vệ loài gấu”.

    Lợi ích của CSR đối với doanh nghiệp

    Từ những case study thực tiễn, có thể thấy: “Không chỉ giúp nâng cao chất lượng, giá trị thương hiệu cũng như uy tín của doanh nghiệp, CSR còn giúp doanh nghiệp gây thiện cảm với khách hàng, tăng doanh thu, đồng thời thu hút nguồn nhân sự tốt.”

    > Walmart – Case study cho chiến lược định vị thương hiệu “giá rẻ”

    > Content Mapping và 6 bước thực hiện hiệu quả

    3 phương thức truyền thông CSR hiệu quả cho doanh nghiệp

    Truyền tải kiến thức chuyên môn đến xã hội

    Doanh nghiệp có thể tận dụng tài sản vốn có của mình, là kiến thức chuyên môn hữu ích, để chia sẻ đến người tiêu dùng nói riêng và xã hội nói chung. Đây cũng là một cách đóng góp cho xã hội.

    Ví dụ: Các công ty kinh doanh thực phẩm dinh dưỡng có thể hướng dẫn cách đọc thông tin, chỉ số trên các sản phẩm; hướng dẫn cách lựa chọn sản phẩm cho từng tình trạng người; chia sẻ những hoạt động, thói quen tốt cho sức khỏe;..

    Việc truyền tải kiến thức chuyên môn luôn có giá trị. Bởi mỗi ngày luôn có những thế hệ mới được sinh ra, kiến thức có thể “cũ” với người này nhưng lại có thể “mới” với người khác. Đây cũng là một cách giúp doanh nghiệp xây dựng niềm tin đối với khách hàng của mình.

    Gia tăng nhận thức về xã hội

    Bên cạnh truyền tải kiến thức chuyên môn, doanh nghiệp cũng có thể gia tăng nhận thức về vấn đề xã hội.

    Ví dụ: Chung tay xóa đói giảm nghèo; Hỗ trợ bệnh nhân tại các vùng dịch; Ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi thiên tai; Bảo vệ môi trường;..

    Chìa khóa cho một chiến dịch CSR thành công là chọn được vấn đề mà cả doanh nghiệp và đối tượng mà doanh nghiệp hướng đến đều có sự quan tâm. 

    Thân thiện với môi trường” là mục tiêu phát triển bền vững của toàn nhân loại. Vậy nên, nếu doanh nghiệp làm được điều này chắc chắn sẽ tạo được thiện cảm với khách hàng nói riêng và cộng đồng nói chung. Đó là lý do vì sao bạn thường dễ bắt gặp những chiến dịch “Vì môi trường” của các nhãn hàng.

    Phát triển phúc lợi và chính sách cho nhân viên

    Để thực hiện CSR hoàn chỉnh không thể thiếu yếu tố cốt lõi doanh nghiệp. Việc phát triển phúc lợi và chính sách cho nhân viên không chỉ giúp doanh nghiệp và nhân viên gắn kết hơn, mà còn khiến xã hội có cái nhìn thiện cảm đối với doanh nghiệp.

    Xã hội bị ảnh hưởng bởi truyền thông rất nhiều. Vậy nên, mỗi một chia sẻ tốt về doanh nghiệp từ nhân viên sẽ góp phần tạo dựng hình ảnh “đẹp” của doanh nghiệp.

    Ngày nay, CSR đang trở thành xu hướng truyền thông của nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Các doanh nghiệp đã có sự ưu tiên giá trị nhân văn mang ảnh hưởng danh tiếng lâu dài thay vì chỉ chạy theo lợi nhuận. Xu hướng này còn được nhận định sẽ còn phát triển mạnh mẽ và bền vững hơn trong tương lai.

    A2Z Marketing

    Để lại một bình luận