Chuyển tới nội dung

Doanh nghiệp và Marketer trong xu hướng ứng dụng AI trong kinh doanh

Thế giới đang ngày càng phát triển với tốc độ chóng mặt. Theo đó, các doanh nghiệp cũng cần phải liên tục cập nhật, thích nghi để tồn tại. Một trong những xu hướng quan trọng nhất hiện nay là ứng dụng AI trong kinh doanh. Trí tuệ nhân tạo (AI) có tiềm năng lớn trong việc giúp các doanh nghiệp tăng hiệu quả hoạt động, giảm chi phí và nâng cao lợi nhuận. Cạnh đó, đối với các Marketer, AI là một công cụ mạnh mẽ có thể giúp họ hiểu rõ hơn về khách hàng, tạo ra các chiến dịch marketing hiệu quả hơn và đo lường kết quả chính xác hơn.

Cụ thể, sự bùng nổ trí tuệ nhân tạo này sẽ mang đến những cơ hội & thách thức như thế nào cho các doanh nghiệp nói chung và các Marketer nói riêng? Hãy cùng A2Z Marketing đi sâu vào chủ đề này nhé!

xu-huong-ung-dung-ai-trong-kinh-doanh
Xu hướng ứng dụng AI trong kinh doanh.

Ứng dụng AI trong kinh doanh đối với doanh nghiệp

Cơ hội

1. Tăng hiệu quả hoạt động:

  • Tự động hóa các quy trình thủ công, giải phóng nhân viên tập trung vào công việc sáng tạo và chiến lược.
  • Tối ưu hóa quy trình sản xuất, vận hành, giảm thiểu sai sót và chi phí.
  • Nâng cao năng suất và hiệu quả làm việc, thúc đẩy tăng trưởng doanh thu.

2. Nâng cao khả năng dự đoán và đưa ra quyết định:

  • Phân tích dữ liệu khổng lồ, đưa ra dự đoán chính xác về thị trường, xu hướng khách hàng và nhu cầu tiêu dùng.
  • Hỗ trợ ra quyết định sáng suốt dựa trên dữ liệu thực tế, giảm thiểu rủi ro và tối ưu hóa lợi nhuận.
  • Cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng, tăng cường sự hài lòng và gắn kết.

3. Tăng cường sự hài lòng và gắn kết của khách hàng:

  • Cung cấp dịch vụ khách hàng 24/7, giải đáp thắc mắc và hỗ trợ khách hàng nhanh chóng, hiệu quả.
  • Cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng, đề xuất sản phẩm/dịch vụ phù hợp với nhu cầu và sở thích cá nhân.
  • Tăng cường sự tương tác và gắn kết với khách hàng, xây dựng lòng trung thành thương hiệu.

>> 54 công cụ AI phục vụ marketing mới nhất 2024

Thách thức

1. Chi phí đầu tư:

Việc triển khai AI có thể tốn kém và phức tạp. Việc phát triển các mô hình AI thường đòi hỏi chuyên môn và nguồn lực chuyên biệt. Ngoài ra, hệ thống AI cần được cải tiến và cập nhật liên tục để duy trì hiệu quả, điều này đòi hỏi phải đầu tư liên tục. Chi phí này có thể là rào cản đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ

2. Thiếu hụt nhân lực:

Việc ứng dụng AI đòi hỏi đội ngũ nhân viên có kiến thức và kỹ năng chuyên môn về AI, dữ liệu và lập trình. Doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc tuyển dụng và đào tạo đội ngũ nhân lực phù hợp.

3. Đào tạo và triển khai AI:

Xây dựng và triển khai hệ thống AI đòi hỏi kiến thức chuyên môn và kỹ năng đặc biệt. Đào tạo mô hình AI yêu cầu một lượng lớn dữ liệu và thời gian tính toán. Ngoài ra, việc tích hợp hệ thống AI vào môi trường làm việc hiện có của doanh nghiệp có thể đòi hỏi sự thay đổi về cơ sở hạ tầng, quy trình và nền tảng công nghệ. Điều này đòi hỏi sự đầu tư và phối hợp công việc đáng kể.

xu-huong-ung-dung-ai-trong-kinh-doanh
Đào tạo và triển khai AI là một điều tất yếu trong làn sóng ứng dụng AI vào kinh doanh.

4. An ninh mạng & bảo mật dữ liệu:

Việc sử dụng AI có thể dẫn đến các rủi ro về an ninh mạng như tấn công mạng, đánh cắp dữ liệu. Doanh nghiệp cần có biện pháp bảo mật an toàn để đảm bảo hệ thống AI được bảo vệ khỏi các rủi ro.

AI cũng thường yêu cầu sử dụng lượng lớn dữ liệu, bao gồm cả dữ liệu cá nhân của khách hàng. Điều này đặt ra thách thức về quản lý và bảo mật dữ liệu. Doanh nghiệp phải đảm bảo rằng dữ liệu được thu thập, lưu trữ và xử lý một cách an toàn và tuân thủ các quy định về bảo vệ dữ liệu.

5. Dữ liệu chất lượng và quản lý dữ liệu:

AI dựa trên dữ liệu để hoạt động và đưa ra dự đoán. Tuy nhiên, nếu dữ liệu đầu vào không chính xác, không đầy đủ hoặc không được đại diện cho tình huống thực tế, kết quả của AI có thể không đáng tin cậy. Doanh nghiệp cần đảm bảo rằng dữ liệu được sử dụng là chính xác và được xử lý một cách đúng đắn để đạt được kết quả tốt.

6. Mặt pháp lý:

Việc ứng dụng AI trong kinh doanh có thể đặt ra các thách thức về pháp lý. Quyền sở hữu trí tuệ, trách nhiệm pháp lý đối với các lỗi hoặc quyết định do AI tạo ra và việc tuân thủ các quy định cụ thể của ngành là một trong những khía cạnh pháp lý mà doanh nghiệp cần hướng tới khi triển khai AI.

Marketer chuyển mình như thế nào trong xu hướng ứng dụng AI trong kinh doanh?

Trước làn sóng ứng dụng AI trong kinh doanh, một thách thức được đặt ra cho bộ phận làm thuê nói chung và các Marketer nói riêng là: AI sẽ thay thế con người?

xu-huong-ung-dung-ai-trong-kinh-doanh
Trong xu hướng ứng dụng AI vào kinh doanh, liệu AI có thay thế con người?

Với khả năng tự động hóa, AI có thể hỗ trợ trong các công việc lặp đi lặp lại, tốn nhiều thời gian và công sức, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động. Với khả năng phân tích dữ liệu (thậm chí có thể hiệu quả hơn con người), AI có thể đưa ra những dự đoán chính xác và hỗ trợ doanh nghiệp ra quyết định sáng suốt. Với khả năng làm việc 24/7 mà không cần nghỉ ngơi, AI giúp doanh nghiệp tăng năng suất và hiệu quả công việc. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc AI sẽ hoàn toàn thay thế con người.

AI không thể thay thế hoàn toàn con người bởi những vai trò sáng tạo, chiến lược và đòi hỏi sự đồng cảm, thấu hiểu con người. Dẫu sao AI vẫn đang chỉ là những công-cụ-cần-có-người-sử-dụng-và-kiểm-soát.

Tuy nhiên, sự bùng nổ và phát triển của AI sẽ tạo nên một làn sóng tái cấu trúc cơ cấu nhân sự cũng như quy trình tại các doanh nghiệp. Trong đó, những người không có khả năng thích nghi sẽ dễ rơi vào làn sóng “đào thải”. Vậy, các Marketer nên chuyển mình như thế nào trong xu hướng ứng dụng AI trong kinh doanh?

1. Nâng cao năng lực & trình độ chuyên môn:

Năng lực & trình độ chuyên môn chưa bao giờ là thừa. AI có thể thay thế các công việc ở cấp Fresher, Junior, còn Junior thì chưa. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng & mạnh mẽ của AI, chúng ta không thể chắc chắn về việc liệu sau này liệu AI có thay thế cấp Junior không.

2. Cập nhật kiến thức về AI

Thay vì coi AI là đối thủ, chúng ta hoàn toàn có thể coi AI là công cụ hỗ trợ đắc lực để tối ưu hiệu suất công việc. AI vẫn đang chỉ là những công-cụ-cần-có-người-sử-dụng-và-kiểm-soát. Vậy nên, hãy trở thành người sử dụng và kiểm soát AI tốt nhất. Đây là kim chỉ nang cho cấp Junior trước sự phát triển mạnh mẽ của AI. Tất nhiên, điều này cũng đúng với tất cả các level.

xu-huong-ung-dung-ai-trong-kinh-doanh
Cập nhật kiến thức về AI giúp Marketer phát triển trong làn sóng ứng dụng AI vào kinh doanh.

3. Bổ sung kỹ năng fullstack

Khi AI thay thế các hoạt động “nông”, lặp đi lặp lại hàng ngày, không cần đào quá sâu, thì một số vị trí sẽ mất đi, quy trình doanh nghiệp & cơ cấu nhân sự thay đổi. Nhiều công việc được tối ưu bằng AI, vậy nên ứng cử viên sáng giá sẽ là những người có khả năng fullstack, bên cạnh chuyên môn thì có kỹ năng “bên lề” với AI.

Làn sóng ứng dụng AI trong kinh doanh đang tạo ra những thay đổi to lớn. Nếu thích nghi và nắm bắt được xu hướng này, AI chắc chắn sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp và các Marketer. Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp doanh nghiệp có cái nhìn rõ ràng hơn về xu hướng ứng dụng AI trong kinh doanh, từ đó có chiến lược phù hợp để tối ưu hóa lợi ích của công nghệ đột phá này. Đồng thời các Marketer có thể nắm bắt tình hình, xoay mình chuyển thế!

A2Z Marketing

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tag: